Âm Trạch và phong thủy mộ phần Làm thế nào để hài hòa với tổ tiên và tạo điều kiện cho sự thịnh vượng gia đình,con cháu

Phong Thủy Mộ Phần: Xử Lý Đúng Đắn Giúp Gia Chủ Ngày Càng Hưng Vượng

Âm Trạch và phong thủy mộ phần Làm thế nào để hài hòa với tổ tiên và tạo điều kiện cho sự thịnh vượng gia đình,con cháu

Địa Hình,Địa Thế Khi Đặt Mộ Phần – Những Điều Cần Lưu Ý

Trong phong thủy âm trạch,hình thế xung quanh mộ lý tưởng là : Đông Thanh Long,Tây Bạch Hổ,Nam Chu Tước và Bắc Huyền Vũ.Các loại long mạch kỵ chôn cất là núi trẻ,núi đứt,núi đơn….Về hình thế,trong bộ “Táng Thư” ghi rất rõ : Hình thế như rắn bò – hại nước vong gia,Thế như mâu – có chuyện ngục hình,Thế nước chảy – người thành quỷ….

Ngoài ra,huyệt mộ cũng kỵ chôn /táng vào “Sừng rồng,mắt rồng,môi rồng,lưng rồng,hông rồng,cổ rồng,móng rồng…” vì sẽ mắc “huyệt bệnh” dẫn đến các tai nạn,bệnh tật bất ngờ như gãy tay chân,quai bị,đau mắt,đau lưng…

Chọn vị trí táng huyệt mộ là một việc hết sức lưu ý và quan trọng
Chọn vị trí táng huyệt mộ là một việc hết sức lưu ý và quan trọng

Dân gian cũng lưu truyền bài “10 không táng” để tránh chôn cất huyệt mộ vào những vị trí hung dễ gây hệ lụy xấu cho mộ phần và con cháu đời sau :

  • Một không táng trên đá cứng
  • Hai không táng đầu ngọn nước
  • Ba không táng khe rãnh sâu
  • Bốn không táng đầu núi đơn
  • Năm không táng trước thần,sau miếu
  • Sáu không táng nơi hưu tù
  • Bảy không táng nơi đất loạn
  • Tám không táng nơi cô quạnh
  • Chín không táng nơi thấp bé
  • Mười không táng đầu rồng

Mộ Kết Phát – Mộ Thiêng – Tiêu Chí Nào Để Đánh Giá ?

Dân gian có thể đoán định mộ kết thông qua các đặc điểm sau:

  • Huyệt đất trước khi hung táng là một huyệt đất mới chưa được đào xới
  • Mộ có đất vững chắc,nếu lấy gậy cắm vào mộ thì đất rất chắc,khó có thể cắm được.Mộ không có nứt lún hay hang hốc do các loài vật làm tổ.
  • Khí của mộ tươi tốt,cỏ cây trên và xung quanh mộ xanh tươi
  • Đất của mộ nổi cao rõ rệt,xung quanh và trên mộ đất đùn hẳn so với mức ban đầu khi hung táng,chôn cất.
  • Mặt đá trên mộ bóng láng như lau mới


Huyệt mộ phát vương của nhà Trần ở Thái Đường - Thái Bình
Huyệt mộ phát vương của nhà Trần ở Thái Đường – Thái Bình

Trong phong thủy âm trạch, việc sử dụng máy móc để đo đạc chỉ số của mộ phần là rất quan trọng. Chỉ số đo của mộ phần cần đạt từ 450MHz trở xuống và phải ổn định để đáp ứng yêu cầu phong thủy tốt,mộ phần dễ linh ứng,vong linh dễ siêu thoát. Tuy nhiên, một số ngôi mộ bị xếp vào loại “mộ kết phát” do sử dụng quá nhiều đá quý đặt dưới mộ hoặc được xây dựng tại những đồi núi có trường khí lên trên 600MHz. Thực tế, việc này sẽ dẫn đến tình trạng mộ phần bị hỏng hoặc phá vỡ. Nhiều người nhầm tưởng rằng những mộ phần này bị nứt nẻ do là mộ kết phát, tuy nhiên, điều này không chính xác. Thực tế, những mộ phần bị nứt nẻ là do trường khí quá mạnh gây ra, chứ không phải do tác động tự nhiên của mộ. Vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng tinh thần suy sụp, sức khỏe kém và vấn đề tài chính giảm sút…vv cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cần phải nhận thức rõ về chỉ số đo đạc mộ phần trong phong thủy ậm trạch để đảm bảo có căn cứ khoa học chuẩn đoán vấn đề mộ phần đang gặp phải và có hướng xử lý phù hợp,kịp thời.Tránh rơi vào tình thế mơ hồ,phán đoán dựa vào cảm tính của các thầy bà dân gian.


Mộ kết tại Vĩnh Phúc
Mộ kết tại Vĩnh Phúc

Mộ phát và mộ kết trong khoa học phong thủy được đánh giá bằng các chỉ số đo địa từ trường cụ thể. Chỉ số đo địa từ trường của mộ càng thấp thì mộ càng phát, càng thiêng. Thông thường, chỉ số đo dưới 300 MHz được coi là chỉ số có thể xác định được mộ phát và mộ thiêng, và chỉ số phải dưới 200 MHz để xác định được mộ kết.

Chỉ số địa từ trường của mộ là cơ sở để đánh giá tình trạng mộ phần một cách khoa học. Nó giúp cho gia chủ có thể hiểu rõ và tránh những tình trạng mê tín, đồng thời tránh bị các thầy dân gian lợi dụng để trục lợi bất chính. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu về phong thủy mộ phần, hãy tập trung vào các chỉ số đo địa từ trường của mộ để có được những thông tin chính xác và cụ thể.

Cải Táng Theo Quan Niệm Dân Gian – Những Điều Cần Tránh

Cải táng là quá trình di chuyển và đặt lại mộ của người đã qua đời, còn được gọi là Cát táng (trong khi Mai táng được gọi là hung táng). Thông thường, sau khoảng ba đến bốn năm kể từ lúc chôn cất, gia đình của người mất sẽ chuẩn bị cho việc cải táng. Điều này bởi vì, nếu để thi thể quá lâu trong quan tài, có nguy cơ xảy ra tình trạng mục nát và hài cốt bị hư hỏng nên cần phải di chuyển nơi an nghỉ của người đã mất sang một vị trí khác để giữ được sự vững bền của hài cốt. Trước khi tiến hành cải táng, người thân cần chọn ngày tốt, chuẩn bị đồ tế lễ và gia chủ phải tiến hành các lễ cúng xin phép được cất mộ mới có thể tiến hành cải táng.

Khi cải táng,quan niệm dân gian cho ràng nếu gặp các điều sau thì ngay lập tức lấp lại và không táng:

  • Khi đào đất,phá nấm mộ mà thấy có rắn vàng thì cho là long xà khí vật
  • Khi mở quan tài ra thấy dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết
  • Hơi đất ấm áp,trong huyệt khô ráo không có nước hoặc có nước đọng lại như giọt sữa.

Trên đây là một vài lưu ý về phong thủy mộ phần,âm trạch để quý gia chủ cũng như các thầy phong thủy tham khảo,lấy cơ sở để đánh giá mộ phần tốt xấu theo khoa học phong thủy.Đồng thời đây là cơ sở nguyên bản giúp các thầy phong thủy áp dụng và xử lý đúng đắn âm trạch,mộ phần giúp gia chủ ngày càng hưng vượng khi xử lý phong thủy âm trạch cho gia tộc mình.

Chia sẻ
Mời bạn tham gia thảo luận, vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *